Tranh chấp thương mại là một phần không thể thiếu của sự phát triển kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với những thách thức từ việc giải quyết những mâu thuẫn và xung đột với đối tác kinh doanh. Để duy trì mối quan hệ tích cực và bảo vệ lợi ích của mình, các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại ngày càng trở nên quan trọng. Vì vậy, hiện nay có những hình thức giải quyết tranh chấp thương mại nào? Hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers tìm hiểu về vấn đề trên. Trong trường hợp Quý khách hàng có vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline 0903.419.479 hoặc email contact@apolo.com.vn.
- Tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
- Theo quy định trên, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Tranh chấp thương mại phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Tranh chấp thương mại thực chất là tranh chấp hợp đồng. Đây là các tranh chấp tài sản phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại và luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp.
Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại
Thứ nhất, chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là thương nhân
Quan hệ thương mại có thể được thiết lập giữa các thương nhân với nhau, hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân. Một tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên là thương nhân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp, các cá nhân, tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại: tranh chấp giữa công ty – thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể, chia, tách…công ty,…
Thứ hai, căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật
Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau. Tuy nhiên cũng có thể có những vi phạm xâm hại lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp. Nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại. Các quan hệ thương mại có bản chất là các quan hệ tài sản, nên nội dung tranh chấp thương liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên.
Thứ ba, các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Hiện nay tranh chấp thương mại được giải quyết bằng các phương thức: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Mỗi phương thức có sự khác nhau về tính chất pháp lý, nội dung của thủ tục, trình tự tiến hành.
Tại Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức giải quyết tranh chấp thương mại cụ thể rằng:
“Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.”
Thương lượng giữa các bên
Có thể hiểu hình thức giải quyết tranh chấp thương lượng giữa các bên là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
Trong quá trình thực hiện giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng hòa giải giữa các bên sẽ không có sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.
Kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
Hòa giải
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về khái niệm hòa giải thương mại cụ thể như sau: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.”
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được quy định tại Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
1. Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
2. Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.”
Đối với điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại thì tại Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định: “Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.”
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại
Đối với quy định giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì tại khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại cụ thể như sau: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.”
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
Về nội dung giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thì tại Chương II Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nêu rõ nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án bao gồm:
Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự
Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự
Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
Bảo đảm tranh tụng trong xét xử
Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại
Để giải quyết những tranh chấp này một cách nhanh chóng, hiệu quả mà vẫn đảm bảo bí mật cho doanh nghiệp, Apolo Lawyers cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại trong kinh doanh như sau:
Nghiên cứu, đánh giá hồ sơ vụ việc và đưa ra phương án giải quyết tranh chấp;
Tư vấn, đại diện tham gia các cuộc họp để giải quyết tranh chấp;
Tiếp xúc với các bên liên quan để giải quyết các tranh chấp bằng hình thức thương lượng hoặc hòa giải;
Cử Luật sư tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp;
Tư vấn và hỗ trợ Khách hàng trong quá trình thi hành án và các vấn đề khác có liên quan.
Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (028) 66 701 709 | 0939.486.086 | 0908.043.086
Văn phòng tại Bình Thạnh:
Tầng 09, Tòa nhà K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (028) 35 059 349 | 0908.097.068
_____________
Hotline: 0903 600 347
Email: contact@apolo.com.vn
Website: apolo.com.vn
>>> Xem thêm: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng thương mại
>>> Xem thêm: Dịch vụ đánh giá tính pháp lý của hợp đồng trước khi khởi kiện
APOLO LAWYERS